Thủ tục mua bán nhà chung cư và những điều bạn nên biết
Nếu căn hộ đó chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu thì không thể thực hiện được thủ tục công chứng, sang tên trên Giấy chứng nhận
Giấy tờ cần có của căn hộ chung cư
Khi giao dịch mua bán thì căn hộ chung cư phải có các loại giấy tờ sau:
a) Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật;
b) Không có tranh chấp về quyền sở hữu;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, tờ khai lệ phí trước bạ tên người trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải phù hợp với hộ khẩu và giấy chứng minh nhân dân.
Thủ tục mua bán, chuyển nhượng căn hộ chung cư
Khi đã có đủ các loại giấy tờ kể trên, hai bên mua bán cần kèm theo hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân của người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng mang đến phòng công chứng (hoặc văn phòng công chứng) để làm hợp đồng chuyển nhượng. Sau đó, đến phòng thuế trước bạ để làm nghĩa vụ thuế và đến Phòng Tài nguyên – Môi trường để thay đổi chủ sở hữu.
Hợp đồng mua bán
Hợp đồng mua bán nhà ở phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau: tên và địa chỉ của các bên; mô tả đặc điểm của nhà ở; giá và phương thức thanh toán nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về giá; thời gian giao nhận nhà ở; quyền và nghĩa vụ của các bên; cam kết của các bên; các thỏa thuận khác; ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; chữ ký của các bên.
Giá mua bán nhà ở do các bên thỏa thuận. Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá mua bán nhà ở thì không được vượt quá khung giá đó.
Ngoài ra, một trong các bên theo thỏa thuận thực hiện nộp thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật. Bên mua có trách nhiệm nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng.
Trường hợp căn hộ chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu
Nếu căn hộ đó chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu thì không thể thực hiện được thủ tục công chứng, sang tên trên Giấy chứng nhận
Trường hợp này có 2 cách để thực hiện chuyển nhượng:
Cách 1: Sang tên hợp đồng, người mua được cấp GCN QSH căn hộ trực tiếp
Nếu trong hợp đồng mua bán nhà của bên bán với chủ đầu tư có quy định là bên mua nhà được quyền chuyển nhượng nhà (chuyển nhượng hợp đồng) trong thời hạn thực hiện hợp đồng và Chủ đầu tư có nghĩa vụ ký lại hợp đồng mua bán nhà với người mua (thông thường chủ đầu tư sẽ thu thêm 0,5% đến 1% giá trị hợp đồng)… Thì có thể liên hệ với Chủ đầu tư để hủy hợp đồng mua bán nhà trước đây và ký lại Hợp đồng mua bán nhà mới cho người mua nhà. Sau này người mua nhà sẽ được cấp GCN trực tiếp tên của họ.
Cách 2: Đặt cọc, xin cấp GCN QSH căn hộ và sang tên sau
Nếu Căn hộ đó đang làm thủ tục cấp GCN hoặc chủ đầu tư không đồng ý ký lại Hợp đồng mua bán nhà thì chỉ còn cách là giao dịch thông qua hợp đồng đặt cọc và tiếp tục thủ tục xin cấp GCN QSH căn hộ. Đến khi có GCN thì tiếp tục làm thủ tục ký hợp đồng mua bán nhà và sang tên theo quy định pháp luật.
Leave a Reply