Phong thủy phòng tắm -WC và 9 kiêng kỵ cần lưu ý
Các loại vi khuẩn rất thích sinh sống ở những nơi tối tăm và ẩm ướt, tấm rèm chắn nước chính là nơi ở ưa thích của chúng. Bởi vậy, bạn nên nhớ sau mỗi
1. Phòng tắm- WC không được nằm ở chính giữa của nhà
Phòng tắm- WC nằm ở chính giữa nhà ở sẽ gây những ảnh hưởng không tốt cho toàn thể môi trường khí của ngôi nhà. Bởi vì cấu trúc này có thể mang uế khí của phòng tắm-WC phân tán đi khắp cả ngôi nhà.
Mặt khác, nhà vệ sinh đặt ở trung tâm nhà không phù hợp về mỹ quan cũng như làm hỏng nội khí của căn nhà. Hệ thống cấp thoát nước buộc phải chạy qua phía dưới các khu vực khác của nhà, không thuận tiện. Khi có sự cố, việc sửa chữa cũng rất phức tạp. Do vậy, khu vực chính giữa ngôi nhà nên được quy hoạch tốt thành một không gian rộng rãi như phòng khách…
2. Cửa phòng tắm- WC không được đối thẳng với cửa chính
Khi thiết kế cửa nhà tắm – WC nên tránh để cùng hướng với cửa chính. Bởi, theo phong thủy cửa chính ra vào là cửa khí, tức là nơi để sinh khí đi vào, sinh khí nên được chuyển động hài hòa trong nhà ở. Nếu cửa của gian tắm vệ sinh đối thẳng với cửa chính của nhà ở thì sinh khí từ bên ngoài vào nhà sẽ đi đến nhà vệ sinh (Nơi có khí thải ô uế và âm khí nhiều) và sẽ đưa dòng khí xấu đi khắp căn nhà, đồng thời gia chủ sẽ cảm thấy tổn thất về mặt tài chính, hỗn loạn về sức khỏe hoặc có hôn nhân không tốt đẹp.
Trong trường hợp không thể thay đổi vị trí, hãy dùng một màn che, bình phong ngăn cách. Những giải pháp khác là treo một chuông gió giữa cửa ra vào và nhà vệ sinh hoặc đặt một tấm gương phía ngoài cửa.
3. Cửa gian tắm, vệ sinh không được đối thẳng với hành lang
Với bố trí đó sẽ rất dễ khiến cho khí ẩm và mùi lạ của phòng tắm vệ sinh men theo hành lang tràn vào các phòng kế bên. Đây là điều đại kị trong bố cục nhà cửa. Phòng tắm, vệ sinh nên thiết kế ở hai bên phải hoặc trái của hành lang, không được thiết kế ở góc chết.
4. Không được sửa phòng tắm, vệ sinh thành phòng ngủ
Do các thành phố ngày nay đất chật người đông, tấc đất tấc vàng nên thường có một số gia đình để tiết kiệm không gian đã cải tạo một gian tắm vệ sinh thành phòng ngủ. Xét một các nghiêm khắc thì như thế không phù hợp với vệ sinh môi trường.
5. Phòng tắm, vệ sinh không được liền sát với nhà bếp
Trong thiết kế nhà ở, vị trí tương đối giữa phòng tắm, vệ sinh và bếp cũng cần phải chú ý, hai phòng không được liền sát nhau, đặc biệt là bếp lửa và bồn toa lét không được liền sát nhau, chỉ cách nhau một bức tường.
Nhà tắm, nhà vệ sinh là khu vực phụ trong căn nhà của bạn nhưng đừng vì thế mà bạn chủ quan khi bố trí cũng như sử dụng nhà tắm vì rất có thể bạn sẽ gặp nguy hiểm nếu quên những điều quan trọng dưới đây.
6. Thu gọn rèm tắm
Các loại vi khuẩn rất thích sinh sống ở những nơi tối tăm và ẩm ướt, tấm rèm chắn nước chính là nơi ở ưa thích của chúng. Bởi vậy, bạn nên nhớ sau mỗi lần tắm tốt nhất là hãy kéo rèm chắn nước ra, mở quạt thông gió để cho phòng tắm cũng như rèm chắn nước được khô thoáng.
7. Đóng cửa nhà tắm suốt ngày
Các loại vi khuẩn rất thích sinh sống ở những nơi tối tăm và ẩm ướt, tấm cửa chắn chính là nơi ở ưa thích của chúng. Bởi vậy, bạn nên nhớ sau mỗi lần tắm, tốt nhất là hãy mở cửa ra, mở quạt thông gió để cho phòng tắm được khô thoáng.
8. Để mở nắp bồn cầu
Khi dùng xong bồn cầu, mọi người thường có thói quen xả nước là xong. Thực ra thao tác này không đúng bởi vi khuẩn trong bồn cầu sẽ thừa cơ lan tỏa ra khắp không khí. Cho nên, bạn hãy nhớ nên đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước nhé.
9. Để sàn nhà trơn trượt
Sàn gạch láng bóng trong phòng tắm có thể khiến bạn thích mắt nhưng lại trở lên rất nguy hiểm khi cơ thể bạn sũng nước cộng thêm độ trơn của dầu gội, xà phòng và sữa tắm. Các ca trượt ngã trong phòng tắm càng trở nên nguy hiểm gấp bội vì nguy cơ va đầu xuống nền cứng và các góc nhọn.
Lời khuyên: Chọn loại gạch lát sàn có ma sát cao, đặt thảm ở các vị trí bước ra từ phòng tắm hoặc bồn tắm. Vệ sinh sàn tắm thường xuyên để tránh rêu trơn trượt và chọn dép đi trong phòng tắm có độ bám cao.
Leave a Reply