Phá hợp đồng đặt cọc phải trả gấp đôi tiền ban đầu chăng?
Chị đã đặt cọc 500 triệu đồng để đảm bảo việc giao kết, tuy trong hợp đồng không ghi phạt nếu phá vỡ đặt cọc song việc này vẫn mặc nhiên phát sinh.
Điều 358 Bộ luật Dân sự quy định, nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị.
Theo quy định tại Điều 358 Bộ luật Dân sự, đặt cọc là “việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.
Khi các bên đã đặt cọc nhưng không thực hiện giao kết, hậu quả pháp lý được quy định tại Điều 358 Bộ luật Dân sự như sau: “Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Chị đã đặt cọc 500 triệu đồng để đảm bảo việc giao kết, tuy trong hợp đồng không ghi phạt nếu phá vỡ đặt cọc song việc này vẫn mặc nhiên phát sinh.
Đối chiếu với quy định của pháp luật, do người bán từ chối việc giao kết hợp đồng nên sẽ phải trả cho chị 500 triệu tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc là 500 triệu nữa, tổng cộng là 1 tỷ đồng.
Giải pháp để xử lý vấn đề “phạt cọc” thông thường sẽ thực hiện qua các giai đoạn:
Thương lượng, đàm phán: hai bên ngồi lại đưa ra những ý kiến của mình. Nếu bên mua vẫn muốn mua thì đàm phán để đạt được giá thống nhất. Nếu bên bán muốn bán nhưng với giá cao hơn thì thương lượng cân nhắc bởi nếu họ “phá cọc” thì sẽ mất tiền phạt phá vỡ hợp đồng đặt cọc.
Khởi kiện: nếu việc đàm phán không thành công sẽ phải khởi kiện ra tòa. Khi khởi kiện ra tòa, vấn đề củng cố chứng cứ để chứng minh rất quan trọng. Người khởi kiện sẽ phải cung cấp được hợp đồng đặt cọc, các biên bản giao nhận tiền.
Leave a Reply